Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
226614

Đề cương tuyên truyền PL năm 2018

Đăng lúc: 05/02/2018 (GMT+7)
100%

Đề cương Bộ luật hình sự

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

LUẬT SỐ 12/2017/QH14 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỐ 100/2015/QH13

Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT

1. Mục tiêu

Thực hiện Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội khóa XIII về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật số 12/2017/QH14).

Mục tiêu chính của việc ban hành Luật này là khắc phục những điểm sai sót đã phát hiện được của BLHS số 100/2015/QH13 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của BLHS, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn, đồng thời, bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi BLHS số 100/2015/QH13 được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

2. Quan điểm xây dựng Luật

Việc xây dựng Luật số 12/2017/QH14 được thực hiện trên cơ sở quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau đây:

Một là, sửa đổi, bổ sung ở mức tối đa những quy định của BLHS có lỗi kỹ thuật đã được phát hiện và những nội dung rõ ràng là chưa hợp lý hoặc có thể khó áp dụng trên thực tế liên quan đến một số chính sách cụ thể được thể hiện trong một số điều luật của BLHS năm 2015 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của BLHS, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

Hai là, không làm thay đổi những chính sách lớn của BLHS đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và không đặt ra vấn đề mới dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành cùng BLHS năm 2015;

Ba là, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 cần phải tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN LUẬT

1. Về phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật

Phạm vi sửa đổi của Luật số 12/2017/QH14 liên quan đến 202 điều của Bộ luật hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13, bao gồm 23 điều thuộc Phần Những quy định chung, 179 điều thuộc Phần Các tội phạm và 01 điều thuộc Phần Điều khoản thi hành, trong đó có 63 điều sửa đổi về kỹ thuật, 139 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật và bãi bỏ 01 điều. Ngoài ra, Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung thêm 01 điều (Điều 217a) quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian vừa qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là những người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.

2. Những điểm mới cơ bản của Luật

1. Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến các điều, khoản thuộc Phần thứ nhất - Những quy định chung của BLHS số 100/2015/QH13

a) Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng kế thừa quan điểm của BLHS năm 1999 là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhưng chỉ giới hạn trong một số tội danh cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của BLHS nhằm bảo đảm tính nhất quán trong chủ trương nhân đạo hóa chính sách hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh, đó là tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168).

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng quy định thời gian tính để đương nhiên được xóa án tích đối với người chưa thành niên căn cứ vào mức hình phạt đã tuyên và ngắn hơn so với người đã thành niên để có sự phân hóa đối với từng trường hợp và bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ với cách quy định thời hạn xóa án tích đối với người bị kết án đã thành niên (khoản 2 Điều 70 BLHS).

b) Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS số 100/2015/QH13 liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập

- Bổ sung nội dung quy định về phân loại tội phạm, tổng hợp hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội vào một số điều của BLHS năm 2015 (các Điều 9 và 86 của BLHS);

- Mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với 02 tội danh (Điều 76 của BLHS) đó là tội tài trợ khủng bố (300) và tội rửa tiền (Điều 324).

c) Sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa trong trường hợp không tố giác tội phạm

BLHS số 100/2015/QH13 (khoản 3 Điều 19) quy định người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm khi đáp ứng 03 điều kiện sau đây: (i) tội mà người bào chữa không t giác phải do chính thân chủ của họ đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện; (ii) người bào chữa biết được thông tin đó khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa; (iii) tội phạm mà người bào chữa không tố giác không phải là một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi theo hướng thu hẹp hơn phạm vi phải chịu trách nhiệm hình sự của Luật sư trong trường hợp không tố giác tội phạm, theo đó, về nguyên tắc, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm của thân chủ mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa, chỉ trừ một trường hợp duy nhất là không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thân chủ của mình đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng với điều kiện là "người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa".

d) sửa đổi, bổ sung liên quan đến một số vấn đề khác thuộc phần Những quy định chung của BLHS số 100/2015/QH13

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng bổ sung quy định xử lý hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 207 của BLHS.

- Sửa đổi, bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 của BLHS số 100/2015/QH13. Theo đó, điểm s khoản 1 thay từ "hoặc" giữa cụm từ "người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn ăn hối cải" thành dấu phẩy (,); điểm t khoản 1 thay cụm từ "cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm" thành "cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện hoặc điều tra tội phạm" cho bao quát hơn; điểm x khoản 1 sửa đổi thành "người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ", theo đó, chỉ khi người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ mới là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, còn trường hợp người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng thì không phải là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 54 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nhằm tạo linh hoạt trong việc áp dụng quy định này trong từng trường hợp cụ thể, đồng thời phù hợp với thực tiễn.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 61 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khaonr 3 và khoản 4 Điều 353; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của BLHS.

đ) Sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật tại một số điều khoản của BLHS năm 2015[1] nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng các quy định này của BLHS trong thực tiễn.

2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến một số điều, khoản thuộc Phần Các tội phạm của BLHS số 100/2015/QH13

Nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến một số điều, khoản thuộc Phần thứ hai - Các tội phạm của BLHS số 100/2015/QH13 tập trung vào 06 nội dung cơ bản, gồm (1) sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung để đảm bảo sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tranh chồng chéo, trùng lặp; (2) sửa đổi, bổ sung về mức hình phạt trong các khung để bảo đảm sự phân hóa rõ, hợp lý mức độ trách nhiệm giữa các trường hợp phạm tội khác nhau; (3) sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; (4) bỏ tội tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông tại Điều 292 BLHS năm 2015; (5) bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp vào BLHS năm 2015; (6) sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều, khoản cụ thể của BLHS số 100/2015/QH13. Cụ thể như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung của một số điều luật nhằm bảo đảm sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm

Luật số 12/2017/QH14 đã điều chỉnh mức định lượng tại các khoản của một số điều luật của BLHS số 100/2015/QH13 liên quan đến mức định lượng về tỷ lệ thương tích, tổn hại cho sức khỏe và các mức định lượng khác thuộc cấu thành một số tội phạm về kinh tế, môi trường, ma túy, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và một số tội khác. Đặc biệt, Luật đã điều chỉnh mức định lượng về khối lượng, thể tích các chất ma túy tại các khoản của các điều luật để tránh trùng lặp và phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử từ trước đến nay, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

Đối với tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 283) và tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 284), Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi các tình tiết định lượng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác[2] theo hướng không quy định định lượng cụ thể mức độ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà trở lại cách quy định của BLHS năm 1999 là "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng" hoặc "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" để đảm bảo bao quát hết các trường hợp phạm tội có khả năng xảy ra trong thực tiễn và linh hoạt trong cách xử lý tội phạm.

Tương tự như vậy, các tội danh liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sựvật liệu nổ (các Điều 304 và 305 của BLHS), thì Luật số 12/2017/QH14 cũng đã sửa đổi các tình tiết định lượng về số lượng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ quy định tại các điều này[3] theo hướng không liệt kê cụ thể từng loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sựvật liệu nổ mà trở lại cách quy định của BLHS năm 1999 là sử dụng tình tiết định tính "số lượng lớn", "số lượng rất lớn" hoặc "số lượng đặc biệt lớn".

b) Sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã có những sửa đổi, bổ sung liên quan đến cấu thành của một số tội phạm của BLHS để phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các tội phạm có sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành cơ bản liên quan đến một số tội phạm về an ninh quốc gia, tính mạng sức khỏe, sở hữu, kinh tế, môi trường, ma túy, an toàn công cộng, hoạt động tư pháp. Có thể kể tới một số tội phạm đặc trưng sau:

- Bổ sung hành vi “cướp phá tài sản” vào cấu thành tội bạo loạn (Điều 112) để bao quát hành vi cấu thành tội hoạt động phỉ trước đây theo BLHS năm 1999.

- Bỏ tình tiết định tội “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại” tại Điều 172, 173, 174 và 178 của BLHS.

- Quy định riêng về đối tượng hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu và pháo nổ tại Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) và Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) của BLHS. - Bỏ quy định giá trị của hàng giả căn cứ vào giá bán, giá niêm yết, giá ghi trên hóa đơn làm cơ sở xử lý hình sự tại Điều 192 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và Điều 193 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm của BLHS năm 2015.

- Bổ sung chất XLR-11 (được tẩm ướp trong cỏ Mỹ) và lá KHAT (có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy (các Điều 248, 249, 250, 251, 252), đồng thời, bổ sung quy định mang tính bao quát là "bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định" vào từng điều, khoản, điểm có liên quan để bao quát các trường hợp phạm tội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

- Sửa đổi cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể tại cấu thành cơ bản của một số tội phạm theo hướng nâng tỷ lệ tổn thương cơ thể của người khác làm căn cứ xử lý hình sự tại các Điều 199, 227, 237, 238, 242, 281.

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành giảm nhẹ của một số tội phạm[4] theo hướng giới hạn phạm vi xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả; theo đó, chỉ xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến một trong các hậu quả quy định tại khoản 3 của điều này (tức là hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành của tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản (Điều 344) theo hướng loại bỏ những hành vi mang tính vi phạm thủ tục, nghiệp vụ xuất bản cho phù hợp hơn với thực tiễn, nhưng không thay đổi chính sách xử lý đối với tội phạm này.

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388) theo hướng bỏ hành vi “tổ chức sử dụng chất ma túy”, hành vi “cưỡng đoạt tài sản” và hành vi "đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần" để đảm bảo sự thống nhất và phù hợp hơn về chính sách hình sự.

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành tội gây rối trật tự phiên tòa của BLHS năm 2015 (Điều 391), theo đó, không chỉ hành vi gây rối trật tự phiên tòa mới bị xử lý hình sự mà hành vi gây rối trật tự phiên họp của Tòa án cũng là cơ sở xử lý hình sự.

c) Sửa đổi, bổ sung mức hình phạt trong các khung của một số điều luật để bảo đảm sự phân hóa rõ, hợp lý mức độ trách nhiệm giữa các trường hợp phạm tội khác nhau

Luật số 12/2017/QH14 đã điều chỉnh mức hình phạt trong các khung hình phạt của một số điều luật[5] liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm an toàn giao thông và trật tự công cộng nhằm bảo đảm phân hóa chính sách xử lý đối với từng trường hợp phạm tội, nhất là giữa trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả với trường hợp phạm tội có khả năng gây ra hậu quả[6].

d) Bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292 BLHS số 100/2015/QH13)

Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292) là một trong 10 tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông được quy định tại mục 2 thuộc chương XXI của BLHS số 100/2015/QH13 có khách thể xâm hại là an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tuy nhiên, nội dung quy định về cấu thành tội phạm này không phản ánh rõ mối nguy hại cho an toàn công cộng, trật tự công cộng mà thực chất đây là cấu thành tội “kinh doanh trái phép" trên môi trường mạng và xét về bản chất thì đây là một tội phạm về kinh tế nhưng lại được đặt ở chương "các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng". Hơn nữa, trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện có đến 267 ngành nghề nhưng Điều 292 chỉ đề cập đến một số ngành nghề. Thêm vào đó, cũng các lĩnh vực kinh doanh được nêu tại Điều 292 nhưng nếu thực hiện qua mạng thì bị xử lý hình sự còn nếu không thực hiện qua mạng thì không bị xử lý hình sự. Như vậy là có sự bất bình đẳng và thiếu nhất quán. Xét trong bối cảnh tội kinh doanh trái phép đã được bãi bỏ thì cũng cần bãi bỏ Điều 292 của BLHS, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực này. Trên tinh thần đó, Luật số 12/2017/QH14 đã bãi bỏ Điều 292 của BLHS số 100/2015/QH13 về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

đ) Bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a BLHS)

Trong thời gian qua, hành vi kinh doanh đa cấp trái phép diễn biến hết sức phức tạp, có nhiều trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến rất nhiều người, nhất là những người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội[7]. Mặc dù đa số các trường hợp trên đã được xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, do việc phải chứng minh có đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo thì mới xử lý được theo tội này nên khi truy cứu trách nhiệm hình sự được thì đã quá muộn dẫn đến không thể khắc phục được hậu quả. Vì vậy, Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung thêm 01 điều luật mới quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a).

e) Ngoài ra, Luật số 12/2017/QH14 có những sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều, khoản cụ thể của BLHS số 100/2015/QH13 liên quan đến các quy định viện dẫn, sử dụng từ ngữ cũng như các sửa đổi khác về kỹ thuật nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng thống nhất các quy định của BLHS trong thực tiễn.

III. VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH BLHS

1. Nghị quyết số 41/2017/QH14 về thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13

Ngày 20/6/2017, cùng với việc thông qua Luật số 12/2017/QH14, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/Qh13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, (say đây gọi là Nghị quyết số 41/2017/QH14) trong đó, xác định rõ những vấn đề sau đây:

1. Nghị quyết tuyên bố kể từ ngày 01/01/2018, BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là BLHS năm 2015), Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.

2. Nghị quyết quy định cụ thể việc thi hành BLHS năm 2015 trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành BLHS và Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13 và các Bộ luật, Luật có liên quan, đồng thời, bổ sung những quy định mới liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật số 12/2017/QH14, cụ thể:

Thứ nhất, Nghị quyết quy định cụ thể về việc áp dụng BLHS, trong đó xác định rõ những trường hợp được áp dụng hồi tố, những trường hợp không được áp dụng hồi tố. Đặc biệt, Nghị quyết khẳng định kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:

(1) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.

(2) Đối với những người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng chưa thi hành án mà đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.

(3) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo quy định của BLHS năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm mà hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa.

(4) Đối với những trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của BLHS số 100/2015/QH13 theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 để khởi tố, điều ta, truy tố, xét xử mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa thì phải đình chỉ điều ra, đình chỉ vụ án (nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử). Nếu người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

(5) Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 14 của BLHS năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm các tội mà không được quy định tại khoản 2 Điều 14 của BLHS năm 2015; nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Thứ hai, Nghị quyết quy định áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành quy định tại các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác của Bộ luật Hình sự năm 2015 có lợi cho người phạm tội.

Thứ ba, Nghị quyết giao trách nhiệm cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ sau:

- Giao Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Mục 2 Chương XII của Bộ luật Hình sự năm 2015; quy định về việc định giá đối với hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại điểm k khoản 2, điểm e khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 248, điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 249, điểm i khoản 1, điểm o khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 250, điểm p khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 251 và điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Giao Tòa án nhân dân tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định về “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”; khi cần thiết, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các điều, khoản, điểm khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thứ ba, Nghị quyết có quy định chuyển tiếp về việc áp dụng pháp luật trong thời gian từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành (05/7/2017) đến khi Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (01/01/2018).

2. Kế hoạch của Chính phủ triển khai thi hành BLHS

Để triển khai thi hành Bộ luật hình sự số năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai thi hành BLHS năm 2015.

Nội dung Kế hoạch triển khai thi hành BLHS năm 2015 tập trung vào 07 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, rà soát các vụ án hình sự và đối tượng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 để thực hiện việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích cho người bị kết án

Thứ hai, biên soạn tài liệu phục vụ việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn.

Thứ ba, tổ chức quán triệt, tập huấn báo cáo viên phổ biến, tuyên truyền sâu rộng BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH17 trong nhân dân, cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, đặc biệt là những nội dung mới của Bộ luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và trong nhân dân, qua đó, giúp cho mọi người nêu cao ý thức và trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nói chung và BLHS nói riêng.

Thứ tư, tổ chức tập huấn chuyên sâu về BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng cán bộ làm công tác điều tra, thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; cán bộ trong cơ quan Hải quan, Kiểm Lâm, Kiểm ngư trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra, phục vụ điều tra tội phạm; cán bộ làm công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; cán bộ làm công tác xét xử, phục vụ xét xử; cán bộ làm công tác thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý; đội ngũ các luật sư và các đối tượng khác về những nội dung có liên quan của BLHS.

Thứ năm, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến BLHS đặc biệt là các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực và đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với quy định của BLHS năm 2015.

Thứ sáu, xây dựng các văn bản của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành BLHS được giao tại Nghị quyết số 41/2017/QH14.

Thứ bảy, rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông có nội dung liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới của Bộ luật.

Về tiến độ thực hiện, Kế hoạch xác định về cơ bản các hoạt động phải hoàn thành trước ngày 01/01/2018 - ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, đối với một số nhiệm vụ như: phổ biến, tuyên truyền BLHS; tập huấn chuyên sâu, rà soát, chỉnh sửa giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật... thì bắt đầu thực hiện trong Quý IV/2017 và sẽ được tiếp tục trong Quý I/2018.
Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông (khoản 5 các Điều 260, 261, 268, 273, 278; khoản 4 các Điều 267, 272) và các tội: vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (khoản 5 Điều 307); vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (khoản 5 Điều 310); vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (khoản 5 Điều 313)

Đề cương tuyên truyền PL năm 2018

Đăng lúc: 05/02/2018 (GMT+7)
100%

Đề cương Bộ luật hình sự

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

LUẬT SỐ 12/2017/QH14 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỐ 100/2015/QH13

Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT

1. Mục tiêu

Thực hiện Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội khóa XIII về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật số 12/2017/QH14).

Mục tiêu chính của việc ban hành Luật này là khắc phục những điểm sai sót đã phát hiện được của BLHS số 100/2015/QH13 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của BLHS, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn, đồng thời, bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi BLHS số 100/2015/QH13 được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

2. Quan điểm xây dựng Luật

Việc xây dựng Luật số 12/2017/QH14 được thực hiện trên cơ sở quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau đây:

Một là, sửa đổi, bổ sung ở mức tối đa những quy định của BLHS có lỗi kỹ thuật đã được phát hiện và những nội dung rõ ràng là chưa hợp lý hoặc có thể khó áp dụng trên thực tế liên quan đến một số chính sách cụ thể được thể hiện trong một số điều luật của BLHS năm 2015 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của BLHS, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

Hai là, không làm thay đổi những chính sách lớn của BLHS đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và không đặt ra vấn đề mới dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành cùng BLHS năm 2015;

Ba là, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 cần phải tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN LUẬT

1. Về phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật

Phạm vi sửa đổi của Luật số 12/2017/QH14 liên quan đến 202 điều của Bộ luật hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13, bao gồm 23 điều thuộc Phần Những quy định chung, 179 điều thuộc Phần Các tội phạm và 01 điều thuộc Phần Điều khoản thi hành, trong đó có 63 điều sửa đổi về kỹ thuật, 139 điều sửa đổi về nội dung quy định trong điều luật và bãi bỏ 01 điều. Ngoài ra, Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung thêm 01 điều (Điều 217a) quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian vừa qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là những người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.

2. Những điểm mới cơ bản của Luật

1. Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến các điều, khoản thuộc Phần thứ nhất - Những quy định chung của BLHS số 100/2015/QH13

a) Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng kế thừa quan điểm của BLHS năm 1999 là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhưng chỉ giới hạn trong một số tội danh cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của BLHS nhằm bảo đảm tính nhất quán trong chủ trương nhân đạo hóa chính sách hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh, đó là tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168).

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng quy định thời gian tính để đương nhiên được xóa án tích đối với người chưa thành niên căn cứ vào mức hình phạt đã tuyên và ngắn hơn so với người đã thành niên để có sự phân hóa đối với từng trường hợp và bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ với cách quy định thời hạn xóa án tích đối với người bị kết án đã thành niên (khoản 2 Điều 70 BLHS).

b) Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS số 100/2015/QH13 liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập

- Bổ sung nội dung quy định về phân loại tội phạm, tổng hợp hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội vào một số điều của BLHS năm 2015 (các Điều 9 và 86 của BLHS);

- Mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với 02 tội danh (Điều 76 của BLHS) đó là tội tài trợ khủng bố (300) và tội rửa tiền (Điều 324).

c) Sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa trong trường hợp không tố giác tội phạm

BLHS số 100/2015/QH13 (khoản 3 Điều 19) quy định người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm khi đáp ứng 03 điều kiện sau đây: (i) tội mà người bào chữa không t giác phải do chính thân chủ của họ đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện; (ii) người bào chữa biết được thông tin đó khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa; (iii) tội phạm mà người bào chữa không tố giác không phải là một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi theo hướng thu hẹp hơn phạm vi phải chịu trách nhiệm hình sự của Luật sư trong trường hợp không tố giác tội phạm, theo đó, về nguyên tắc, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm của thân chủ mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa, chỉ trừ một trường hợp duy nhất là không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thân chủ của mình đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng với điều kiện là "người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa".

d) sửa đổi, bổ sung liên quan đến một số vấn đề khác thuộc phần Những quy định chung của BLHS số 100/2015/QH13

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng bổ sung quy định xử lý hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 207 của BLHS.

- Sửa đổi, bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 của BLHS số 100/2015/QH13. Theo đó, điểm s khoản 1 thay từ "hoặc" giữa cụm từ "người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn ăn hối cải" thành dấu phẩy (,); điểm t khoản 1 thay cụm từ "cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm" thành "cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện hoặc điều tra tội phạm" cho bao quát hơn; điểm x khoản 1 sửa đổi thành "người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ", theo đó, chỉ khi người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ mới là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, còn trường hợp người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng thì không phải là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 54 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nhằm tạo linh hoạt trong việc áp dụng quy định này trong từng trường hợp cụ thể, đồng thời phù hợp với thực tiễn.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 61 của BLHS số 100/2015/QH13 theo hướng không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khaonr 3 và khoản 4 Điều 353; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của BLHS.

đ) Sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật tại một số điều khoản của BLHS năm 2015[1] nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng các quy định này của BLHS trong thực tiễn.

2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến một số điều, khoản thuộc Phần Các tội phạm của BLHS số 100/2015/QH13

Nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến một số điều, khoản thuộc Phần thứ hai - Các tội phạm của BLHS số 100/2015/QH13 tập trung vào 06 nội dung cơ bản, gồm (1) sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung để đảm bảo sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tranh chồng chéo, trùng lặp; (2) sửa đổi, bổ sung về mức hình phạt trong các khung để bảo đảm sự phân hóa rõ, hợp lý mức độ trách nhiệm giữa các trường hợp phạm tội khác nhau; (3) sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; (4) bỏ tội tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông tại Điều 292 BLHS năm 2015; (5) bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp vào BLHS năm 2015; (6) sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều, khoản cụ thể của BLHS số 100/2015/QH13. Cụ thể như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung của một số điều luật nhằm bảo đảm sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm

Luật số 12/2017/QH14 đã điều chỉnh mức định lượng tại các khoản của một số điều luật của BLHS số 100/2015/QH13 liên quan đến mức định lượng về tỷ lệ thương tích, tổn hại cho sức khỏe và các mức định lượng khác thuộc cấu thành một số tội phạm về kinh tế, môi trường, ma túy, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và một số tội khác. Đặc biệt, Luật đã điều chỉnh mức định lượng về khối lượng, thể tích các chất ma túy tại các khoản của các điều luật để tránh trùng lặp và phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử từ trước đến nay, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

Đối với tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 283) và tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 284), Luật số 12/2017/QH14 đã sửa đổi các tình tiết định lượng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác[2] theo hướng không quy định định lượng cụ thể mức độ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà trở lại cách quy định của BLHS năm 1999 là "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng" hoặc "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" để đảm bảo bao quát hết các trường hợp phạm tội có khả năng xảy ra trong thực tiễn và linh hoạt trong cách xử lý tội phạm.

Tương tự như vậy, các tội danh liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sựvật liệu nổ (các Điều 304 và 305 của BLHS), thì Luật số 12/2017/QH14 cũng đã sửa đổi các tình tiết định lượng về số lượng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ quy định tại các điều này[3] theo hướng không liệt kê cụ thể từng loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sựvật liệu nổ mà trở lại cách quy định của BLHS năm 1999 là sử dụng tình tiết định tính "số lượng lớn", "số lượng rất lớn" hoặc "số lượng đặc biệt lớn".

b) Sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã có những sửa đổi, bổ sung liên quan đến cấu thành của một số tội phạm của BLHS để phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các tội phạm có sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành cơ bản liên quan đến một số tội phạm về an ninh quốc gia, tính mạng sức khỏe, sở hữu, kinh tế, môi trường, ma túy, an toàn công cộng, hoạt động tư pháp. Có thể kể tới một số tội phạm đặc trưng sau:

- Bổ sung hành vi “cướp phá tài sản” vào cấu thành tội bạo loạn (Điều 112) để bao quát hành vi cấu thành tội hoạt động phỉ trước đây theo BLHS năm 1999.

- Bỏ tình tiết định tội “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại” tại Điều 172, 173, 174 và 178 của BLHS.

- Quy định riêng về đối tượng hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu và pháo nổ tại Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) và Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) của BLHS. - Bỏ quy định giá trị của hàng giả căn cứ vào giá bán, giá niêm yết, giá ghi trên hóa đơn làm cơ sở xử lý hình sự tại Điều 192 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và Điều 193 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm của BLHS năm 2015.

- Bổ sung chất XLR-11 (được tẩm ướp trong cỏ Mỹ) và lá KHAT (có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy (các Điều 248, 249, 250, 251, 252), đồng thời, bổ sung quy định mang tính bao quát là "bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định" vào từng điều, khoản, điểm có liên quan để bao quát các trường hợp phạm tội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

- Sửa đổi cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể tại cấu thành cơ bản của một số tội phạm theo hướng nâng tỷ lệ tổn thương cơ thể của người khác làm căn cứ xử lý hình sự tại các Điều 199, 227, 237, 238, 242, 281.

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành giảm nhẹ của một số tội phạm[4] theo hướng giới hạn phạm vi xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả; theo đó, chỉ xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến một trong các hậu quả quy định tại khoản 3 của điều này (tức là hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành của tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản (Điều 344) theo hướng loại bỏ những hành vi mang tính vi phạm thủ tục, nghiệp vụ xuất bản cho phù hợp hơn với thực tiễn, nhưng không thay đổi chính sách xử lý đối với tội phạm này.

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388) theo hướng bỏ hành vi “tổ chức sử dụng chất ma túy”, hành vi “cưỡng đoạt tài sản” và hành vi "đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần" để đảm bảo sự thống nhất và phù hợp hơn về chính sách hình sự.

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành tội gây rối trật tự phiên tòa của BLHS năm 2015 (Điều 391), theo đó, không chỉ hành vi gây rối trật tự phiên tòa mới bị xử lý hình sự mà hành vi gây rối trật tự phiên họp của Tòa án cũng là cơ sở xử lý hình sự.

c) Sửa đổi, bổ sung mức hình phạt trong các khung của một số điều luật để bảo đảm sự phân hóa rõ, hợp lý mức độ trách nhiệm giữa các trường hợp phạm tội khác nhau

Luật số 12/2017/QH14 đã điều chỉnh mức hình phạt trong các khung hình phạt của một số điều luật[5] liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm an toàn giao thông và trật tự công cộng nhằm bảo đảm phân hóa chính sách xử lý đối với từng trường hợp phạm tội, nhất là giữa trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả với trường hợp phạm tội có khả năng gây ra hậu quả[6].

d) Bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292 BLHS số 100/2015/QH13)

Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292) là một trong 10 tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông được quy định tại mục 2 thuộc chương XXI của BLHS số 100/2015/QH13 có khách thể xâm hại là an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tuy nhiên, nội dung quy định về cấu thành tội phạm này không phản ánh rõ mối nguy hại cho an toàn công cộng, trật tự công cộng mà thực chất đây là cấu thành tội “kinh doanh trái phép" trên môi trường mạng và xét về bản chất thì đây là một tội phạm về kinh tế nhưng lại được đặt ở chương "các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng". Hơn nữa, trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện có đến 267 ngành nghề nhưng Điều 292 chỉ đề cập đến một số ngành nghề. Thêm vào đó, cũng các lĩnh vực kinh doanh được nêu tại Điều 292 nhưng nếu thực hiện qua mạng thì bị xử lý hình sự còn nếu không thực hiện qua mạng thì không bị xử lý hình sự. Như vậy là có sự bất bình đẳng và thiếu nhất quán. Xét trong bối cảnh tội kinh doanh trái phép đã được bãi bỏ thì cũng cần bãi bỏ Điều 292 của BLHS, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực này. Trên tinh thần đó, Luật số 12/2017/QH14 đã bãi bỏ Điều 292 của BLHS số 100/2015/QH13 về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

đ) Bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a BLHS)

Trong thời gian qua, hành vi kinh doanh đa cấp trái phép diễn biến hết sức phức tạp, có nhiều trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến rất nhiều người, nhất là những người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội[7]. Mặc dù đa số các trường hợp trên đã được xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, do việc phải chứng minh có đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo thì mới xử lý được theo tội này nên khi truy cứu trách nhiệm hình sự được thì đã quá muộn dẫn đến không thể khắc phục được hậu quả. Vì vậy, Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung thêm 01 điều luật mới quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a).

e) Ngoài ra, Luật số 12/2017/QH14 có những sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều, khoản cụ thể của BLHS số 100/2015/QH13 liên quan đến các quy định viện dẫn, sử dụng từ ngữ cũng như các sửa đổi khác về kỹ thuật nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng thống nhất các quy định của BLHS trong thực tiễn.

III. VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH BLHS

1. Nghị quyết số 41/2017/QH14 về thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13

Ngày 20/6/2017, cùng với việc thông qua Luật số 12/2017/QH14, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/Qh13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, (say đây gọi là Nghị quyết số 41/2017/QH14) trong đó, xác định rõ những vấn đề sau đây:

1. Nghị quyết tuyên bố kể từ ngày 01/01/2018, BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là BLHS năm 2015), Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.

2. Nghị quyết quy định cụ thể việc thi hành BLHS năm 2015 trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành BLHS và Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13 và các Bộ luật, Luật có liên quan, đồng thời, bổ sung những quy định mới liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật số 12/2017/QH14, cụ thể:

Thứ nhất, Nghị quyết quy định cụ thể về việc áp dụng BLHS, trong đó xác định rõ những trường hợp được áp dụng hồi tố, những trường hợp không được áp dụng hồi tố. Đặc biệt, Nghị quyết khẳng định kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:

(1) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.

(2) Đối với những người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng chưa thi hành án mà đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.

(3) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo quy định của BLHS năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm mà hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa.

(4) Đối với những trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của BLHS số 100/2015/QH13 theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 để khởi tố, điều ta, truy tố, xét xử mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa thì phải đình chỉ điều ra, đình chỉ vụ án (nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử). Nếu người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

(5) Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 14 của BLHS năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm các tội mà không được quy định tại khoản 2 Điều 14 của BLHS năm 2015; nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Thứ hai, Nghị quyết quy định áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành quy định tại các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác của Bộ luật Hình sự năm 2015 có lợi cho người phạm tội.

Thứ ba, Nghị quyết giao trách nhiệm cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ sau:

- Giao Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Mục 2 Chương XII của Bộ luật Hình sự năm 2015; quy định về việc định giá đối với hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại điểm k khoản 2, điểm e khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 248, điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 249, điểm i khoản 1, điểm o khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 250, điểm p khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 251 và điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Giao Tòa án nhân dân tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định về “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”; khi cần thiết, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các điều, khoản, điểm khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thứ ba, Nghị quyết có quy định chuyển tiếp về việc áp dụng pháp luật trong thời gian từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành (05/7/2017) đến khi Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (01/01/2018).

2. Kế hoạch của Chính phủ triển khai thi hành BLHS

Để triển khai thi hành Bộ luật hình sự số năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai thi hành BLHS năm 2015.

Nội dung Kế hoạch triển khai thi hành BLHS năm 2015 tập trung vào 07 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, rà soát các vụ án hình sự và đối tượng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 để thực hiện việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích cho người bị kết án

Thứ hai, biên soạn tài liệu phục vụ việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn.

Thứ ba, tổ chức quán triệt, tập huấn báo cáo viên phổ biến, tuyên truyền sâu rộng BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH17 trong nhân dân, cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, đặc biệt là những nội dung mới của Bộ luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và trong nhân dân, qua đó, giúp cho mọi người nêu cao ý thức và trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nói chung và BLHS nói riêng.

Thứ tư, tổ chức tập huấn chuyên sâu về BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng cán bộ làm công tác điều tra, thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; cán bộ trong cơ quan Hải quan, Kiểm Lâm, Kiểm ngư trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra, phục vụ điều tra tội phạm; cán bộ làm công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; cán bộ làm công tác xét xử, phục vụ xét xử; cán bộ làm công tác thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý; đội ngũ các luật sư và các đối tượng khác về những nội dung có liên quan của BLHS.

Thứ năm, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến BLHS đặc biệt là các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực và đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với quy định của BLHS năm 2015.

Thứ sáu, xây dựng các văn bản của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành BLHS được giao tại Nghị quyết số 41/2017/QH14.

Thứ bảy, rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông có nội dung liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới của Bộ luật.

Về tiến độ thực hiện, Kế hoạch xác định về cơ bản các hoạt động phải hoàn thành trước ngày 01/01/2018 - ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, đối với một số nhiệm vụ như: phổ biến, tuyên truyền BLHS; tập huấn chuyên sâu, rà soát, chỉnh sửa giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật... thì bắt đầu thực hiện trong Quý IV/2017 và sẽ được tiếp tục trong Quý I/2018.
Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông (khoản 5 các Điều 260, 261, 268, 273, 278; khoản 4 các Điều 267, 272) và các tội: vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (khoản 5 Điều 307); vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (khoản 5 Điều 310); vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (khoản 5 Điều 313)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT